cộng đồng teen 9x
chào mừng các bạn đến với protn.9forum.net

Join the forum, it's quick and easy

cộng đồng teen 9x
chào mừng các bạn đến với protn.9forum.net
cộng đồng teen 9x
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cách làm bài thi trắc nghiệm và xử lý “bẫy” trong đề thi

Go down

Cách làm bài thi trắc nghiệm và xử lý “bẫy” trong đề thi Empty Cách làm bài thi trắc nghiệm và xử lý “bẫy” trong đề thi

Bài gửi by I_l0ve_you_4ever 16/11/2011, 22:02

Đừng vội vui mừng nếu bạn hoàn thành bài thi sớm hơn dự định nhá!

Hiện nay, đề thi đại học đang được ra theo hướng phân loại thí sinh, do đó, trong đề thi sẽ có rất nhiều bẫy đòi hỏi thí sinh phải có một nền tảng kiến thức vững chắc và sự vận dụng linh hoạt kiến thức ấy vào bài tập. Một đề thi có thể được xem là khó với người này nhưng lại là dễ với người kia.

Có bạn ra khỏi phòng thi hớn hở vì làm xong hết và cho rằng đề đơn giản nhưng sau đó khi ngã ngũ ra mới biết mình làm nhầm. Đề thi không đơn giản như vẻ ngoài của nó, nếu không để ý một cách cẩn thận thì sẽ rất dễ bị đánh lừa. Do đó, kĩ năng phá bẫy trong đề thi là rất quan trọng. Nhưng trước khi học cách phá bẫy, thí sinh phải học cách tìm bẫy.

Nhận diện nhanh câu dễ – câu khó
Trong đề thi sẽ có câu dễ, câu khó, do đó, trước khi đặt bút làm các thí sinh nên dành vài phút để xác định xem câu nào dễ hơn, câu nào khó hơn. Ưu tiên những câu dễ làm trước, câu khó sẽ giải quyết sau. Nếu là đề thi trắc nghiệm thì việc này sẽ không mất quá nhiều thời gian cũng như công sức, tuy nhiên như khối A, 2/3 môn sẽ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm thì việc xác định câu dễ, câu khó sẽ khó khăn hơn nhiều. Ngoài một kiến thức vững vàng ra thì các thí sinh cần phải nhanh nhạy nắm bắt các câu để có thể phân bổ thời gian làm bài một cách hợp lý.

Đọc kĩ câu hỏi

Mặc dù cần phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa các thí sinh được phép đọc lướt một cách cẩu thả. Nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ khi đọc kĩ các thí sinh mới tìm ra được. Chẳng hạn câu hỏi “Hãy tìm câu trả lời không đúng trong những câu dưới đây”. Như vậy, nếu bạn chỉ đọc lướt qua mà không chú ý sẽ có thể bỏ sót chữ “không”, “không đúng” = “sai”, nhưng nếu chỉ chú ý tới chữ “đúng” cộng với kiến thức không chắc thì rất có thể bạn sẽ mất điểm câu đó một cách dễ dàng. Đáng tiếc chưa nào.

Do đó, hãy luyện tập cách nhìn câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả câu hỏi. Nếu cần các thí sinh có thể đánh dấu những từ quan trọng trong đề, điều đó sẽ giúp bạn tránh được sai sót trong quá trình làm bài.

Tránh tỉ mẩn, cần cù trong cách giải

Nếu như tỉ mẩn, cần cù trong cách làm có thể giúp bạn đạt điểm cao trong bài thi tự luận thì đó lại là bất lợi trong bài thi trắc nghiệm. Với số lượng câu hỏi nhiều, cộng với thời gian có hạn, nếu như bạn quá cẩn thận viết hẳn ra giấy cách giải như thế nào thì sẽ rất tốn thời gian. Đề thi trắc nghiệm không đòi hỏi ở bạn cách làm như thế nào mà chỉ cần biết kết quả cuối cùng mà bạn tô vào ô đáp án ra sao. Với 50 câu hỏi, chỉ trong 90 phút, nếu có thể bạn hãy nhẩm trong đầu hoặc tốc kí viết ra nháp không cần theo từng bước giải như thế nào hay chữ phải đẹp mà chỉ cần ngắn gọn, dễ hiểu, tránh làm mất thời gian.

Phỏng đoán, loại trừ

Khi bạn không chắc chắn về một câu trả lời nào đó thì hãy sử dụng phương pháp này. Phỏng đoán, loại trừ ở đây không có nghĩa là bạn đoán bừa mà phải dựa vào những dữ kiện trong bài. Chẳng hạn đề yêu cầu tìm câu trả lời đúng thì bạn có thể dựa vào các câu trả lời A, B, C, D để chọn. Bạn thấy A không đúng, B cũng không đúng, D thì không chắc, C thì có khả năng là đúng nên có lẽ câu trả lời là C. Yếu tố này đôi khi cần sự may mắn nhưng lại không thể thiếu khi làm bài thi trắc nghiệm.

Phương châm làm bài “Thà tô nhầm còn hơn bỏ sót”

Khi không thể trả lời được câu nào, cộng với thời gian còn rất ít thì đừng nên do dự. Do không bị trừ điểm nếu thí sinh chọn câu sai, nên trước khi hết giờ thi, các bạn cần chọn nhanh đáp án hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời. Không nên để trống một câu nào, phải trả lời tất cả các câu. Mỗi câu đều có điểm, cho nên bỏ câu nào là mất điểm câu đó. Để có cơ hội giành điểm cao nhất, các bạn phải tô các phương án trả lời theo phương châm thà tô nhầm còn hơn bỏ sót.

Và quan trọng nhất là thường xuyên làm đề thi trắc nghiệm

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại sách nâng cao, tham khảo, đề thi, các bạn có thể tới các hiệu sách mua về và rèn cho mình thói quen thường xuyên luyện đề. Điều này giúp bạn nắm rõ được kiểu ra đề như thế nào, trọng tâm nên học ở đâu hay đơn giản là biết được cách gài bẫy trong mỗi đề ra sao. Tuy nhiên, các bạn nên tránh tình trạng học lan man.

Khi tự giải xong rồi thì có thể kiểm tra lại đáp án ở đằng sau, nếu cảm thấy đó là kiến thức quan trọng và mình chưa biết thì nên ghi và học lại nhưng không nên quá tham lam khi thấy phần đó đề thi có thể rơi vào thì phần na ná, liên quan đến đó cũng có thể mà ôm đồm một lúc một mớ kiến thức với quan niệm “thừa còn hơn thiếu”. Điều đó chỉ khiến bạn bị rối loạn, không tập trung được vào phần chính mà thôi.




MỌI NG` NÊN ĐỌC BÀI NÀY ĐỂ ĐI TKI K BỊ MẤT ĐIỂM NHA

I_l0ve_you_4ever
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 219
Join date : 27/09/2011
Age : 27
Đến từ : thái nguyên

Về Đầu Trang Go down

Cách làm bài thi trắc nghiệm và xử lý “bẫy” trong đề thi Empty Re: Cách làm bài thi trắc nghiệm và xử lý “bẫy” trong đề thi

Bài gửi by I_l0ve_you_4ever 19/11/2011, 23:00

CÁCH ĐI THI ĐẠI HỌC

Các giảng viên chia sẻ kinh nghiệm để bài thi đạt điểm cao nhờ vào việc phân tích dạng đề thi.

Toán:Chọn câu dễ làm trước

Thí sinh (TS) làm bài theo nguyên tắc: chọn câu dễ trước. Theo kinh nghiệm trong đề thi những năm trước, các câu dễ là khảo sát hàm, phương trình lượng giác, tích phân, hình giải tích, số phức.

Theo cấu trúc đề thi của Bộ GD-ĐT, lưu ý:

Ở phần chung: Câu 1: Việc khảo sát hàm số và vẽ đồ thị, cần lưu ý tính đúng đạo hàm. Câu 2: Để giải tốt bài toán phương trình lượng giác và bài toán liên quan đến phương trình, bất phương trình, hệ bất phương trình đại số, ngoài việc thuộc nhuần nhuyễn các công thức, cần nghĩ đến 2 phương pháp giải chủ yếu là đặt nhân tử chung và đặt ẩn phụ.

Câu 3: Với bài toán tích phân, TS thi khối D nên chú ý đến phương pháp tích phân từng phần, khối A và B phải chú ý thêm phương pháp đổi biến. Câu 4: Với bài toán hình học không gian, nếu không giải được bằng phương pháp hình học thuần túy thì nên tìm cách đưa hệ trục tọa độ vào để chuyển thành bài toán hình giải tích trong không gian. Câu 5: Bài toán bất đẳng thức, đây là câu khó nhất, nếu TS không thật sự tự tin để giải thì nên bỏ qua và sẽ quay lại nếu còn thời gian.

Ở phần riêng: Câu 6: Một bài toán hình học giải tích trong mặt phẳng và một bài toán hình học giải tích trong không gian, hai câu này không quá khó, nếu thuộc lý thuyết và biết vận dụng một cách thích hợp, TS có thể giải quyết được. Câu 7: Đề sẽ ra một trong các dạng bài toán số phức, tổ hợp xác suất, hệ mũ logarit, hàm phân thức hữu tỉ dạng bậc hai trên bậc nhất nên TS cần chú ý ôn kỹ.

Thạc sĩ Hoàng Hữu Vinh (Trường CĐ Kinh tế TPHCM)

Văn: Kiến thức, cảm thụ, tư duy

Đối với câu hỏi thuộc bài (2 điểm), cần trả lời chính xác, ngắn gọn nhưng cũng cần có những câu mở và kết. Đối với câu nghị luận xã hội (3 điểm), cần nhất là thực hiện đúng các bước. Trước hết là giải thích vấn đề (hoặc khái niệm), sau đó phân tích mở rộng, nâng cao, liên hệ thực tế. Bên cạnh lý lẽ phải có dẫn chứng.

Đối với câu nghị luận văn học (5 điểm), câu hỏi văn xuôi: Xác định rõ đề bài hỏi vấn đề gì của tác phẩm (nhân vật nào, đoạn tác phẩm nào, nội dung gì) và tập trung trả lời thẳng vào vấn đề cụ thể đó.

Tránh bàn tràn lan về cả tác phẩm, tránh kể chuyện. Về câu hỏi thơ, ngoài việc phân tích nội dung, cần chú ý phân tích các yếu tố nghệ thuật, như: cách dùng ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, hình thức câu thơ... Chỉ ra vai trò, ý nghĩa của hình thức nghệ thuật trong chuyển tải nội dung.

Song, để đạt điểm cao còn cần viết hay. Cái hay của một bài văn được tạo ra bởi những suy nghĩ sâu sắc. Có thể từ những liên tưởng, so sánh. Khi viết phải nhập hồn, bắt đúng vào mạch của tác phẩm. Văn nghị luận rất cần những nhận xét, đánh giá có tính tổng hợp, khái quát. Chung quy, để có một bài văn hay TS cần bảo đảm ba mặt kiến thức, cảm thụ và tư duy.

Tiến sĩ Đinh Phan Cẩm Vân (Trường ĐH Sư phạm TPHCM)

Hóa: Nhận dạng kiểu đề

Để đạt điểm cao, TS phải khai thác thật tốt các mốc nhớ để đưa ra kết luận ngay mà không cần thêm các dữ kiện khác. Tập trung nhận dạng kiểu đề và dùng công thức riêng để giải. Với nhóm câu này, thời gian cho mỗi câu luôn dưới một phút.

Một số gợi ý: A (C, H, O) có %O=50 thì không cần đọc thêm dữ kiện khác nữa hãy kết luận A là CH3OH. Khi tìm Mxy trong quá trình biến đổi thấy được biểu thức M= 42.y/x thì không cần giải nữa vì đáp án sẽ là Fe3O4.

Hay khi gặp A (C, H, O, N) có M=77 đvC thì các em sẽ kết luận ngay A là CH3COONH4; HCOONH3CH3.

Đối với câu hỏi giáo khoa, TS đọc thật kỹ đề và kết hợp với phương pháp loại trừ thì sẽ dễ tìm được đáp án. Những câu không có công thức riêng nên giải sau cùng, loại này không nhiều, TS giải tương tự như phương pháp tự luận chỉ mất không quá 3 phút.

Đặng Văn Thành (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM)

Lý: Vận dụng lý luận thực tế

Những năm gần đây, cấu trúc đề thi được trải rộng hầu hết các chương trong chương trình vật lý lớp 12. Toàn đề 50 câu gồm 40% câu trung bình khá, 40% câu khá và 20% câu mang tính phân loại cao dành cho học sinh giỏi.

Phần câu hỏi trắc nghiệm mang tính lý thuyết từ 10 đến 12 câu, đa số rơi vào dao động âm, dao động tắt dần, duy trì hay cưỡng bức, một phần ở động cơ điện, máy phát điện, các tính chất đặc trưng của ánh sáng, các hiện tượng thể hiện tính hạt, tính sóng... Có từ 3 đến 4 câu về vật lý vi mô, phóng xạ và hạt nhân... Để làm tốt các dạng lý thuyết này, TS không những thuộc bài mà còn phải hiểu và vận dụng lý luận thực tế.

Còn lại là các câu hỏi tính toán, dạng một bài toán tự luận thu nhỏ, phần lớn rơi vào các chương: dòng điện xoay chiều, giao thoa ánh sáng, sóng dừng, dao động lò xo, con lắc đơn, lượng tử ánh sáng, toán về hạt nhân, phóng xạ, xác định các thông số năng lượng, thời gian, khối lượng, tuổi mẫu vật, góc, số vân cực đại, cực tiểu... Đối với phần này, TS cần phải thuộc và hiểu các công thức. Nếu ôn kỹ, biết áp dụng những kết quả của các bài tập như một công thức, TS sẽ làm được bài nhanh chóng.

Võ Lý Văn Long (Trung tâm Luyện thi Vĩnh Viễn)

Tiếng Anh: "Bí" từ thì suy luận

Cấu trúc đề thi môn tiếng Anh hầu như không thay đổi trong nhiều năm gần đây. Đề thi gồm các phần kiểm tra về ngữ âm, ngữ pháp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đọc, kỹ năng viết. Câu dễ hoặc khó đều có số điểm bằng nhau. Do vậy, không nên dừng lại quá lâu ở một câu khó nào đó mà nên làm các câu dễ trước, các câu khó làm sau cùng.

Với phần ngữ âm, để có đáp án đúng, TS không những phải nắm vững quy luật phổ biến của trọng âm mà còn phải biết thêm những từ có dấu nhấn không theo quy luật thông thường. Ngữ pháp cho trong đề thi thường bao quát từ cơ bản đến nâng cao.

Cấp độ từ vựng rộng và có những từ chưa gặp bao giờ nhưng TS có thể suy luận qua ngữ cảnh của câu văn. Phần từ vựng và cấu trúc là dễ nhất, TS nên làm phần này trước.

Bài đọc hiểu thường có đề tài quen thuộc. TS nên đọc nhanh cả bài văn, đọc nhanh qua các câu hỏi phía dưới để nắm ý chính của bài văn và những vấn đề được đề cập trong câu hỏi. Sau đó, TS đọc chậm lại một lần nữa rồi mới bắt đầu chọn đáp án đúng. Với bài đọc điền từ vào chỗ trống, đôi khi phải đọc đến cuối bài mới có thể tìm được đáp án đúng. Đáp án không chỉ đúng văn phạm mà còn phải phù hợp với nội dung của bài đọc đã cho.

I_l0ve_you_4ever
Admin


Tổng số bài gửi: 115
Join date: 27/09/2011
Age: 15
Đến từ: thái nguyên



I_l0ve_you_4ever
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 219
Join date : 27/09/2011
Age : 27
Đến từ : thái nguyên

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết